Thủ tướng yêu cầu xử lý vướng mắc các dự án nhuộm bị địa phương từ chối

Đánh giá bài viết

Trong văn bản của văn phòng Chính phủ gửi Bộ Công Thương, Thủ tướng yêu cầu cơ quan này làm việc với các địa phương xử lý, tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may.

Theo đó, hiện các doanh nghiệp dệt may phụ thuộc nguồn vải nhập khẩu nên khó nâng cao giá trị. Để đáp ứng yêu cầu “xuất xứ từ vải, sợi” theo quy định của Hiệp định Thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) vừa ký kết, ngành dệt may sẽ phải chuyển hướng đầu tư sản xuất dệt, sợi và công nghiệp phụ trợ cho ngành.

Công nhân sản xuất tại phân xưởng may Công ty May 10. Ảnh: May 10

Công nhân sản xuất tại phân xưởng may Công ty May 10. Ảnh: May 10

Tuy nhiên, quá trình đầu tư của nhiều đơn vị tại các địa phương gặp khó khăn và bị từ chối các dự án dệt nhuộm do lo ngại vấn đề về môi trường.Tại cuộc họp của Bộ Công Thương hồi đầu tháng 7, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng thừa nhận, hiện nhiều doanh nghiệp dệt may đang gặp vướng mắc khi đầu tư các nhà máy sợi tại các địa phương. Phần lớn các địa phương từ chối cấp phép cho các dự án dệt nhuộm của doanh nghiệp dệt may vì lo ngại yếu tố môi trường. Ông Khánh cho rằng đây là điểm bất lợi và có thể ảnh hưởng tới sản xuất ngành dệt may khi EVFTA có hiệu lực, với các quy định chặt chẽ về xuất xứ từ vải.

Theo dự kiến, để đáp ứng 45% lượng vải vào năm 2020, ngành này phải sản xuất thêm 1,7 tỷ mét và để đáp ứng được 65% vào 2025, phải sản xuất thêm 10 tỷ mét nữa. Tổng số tiền để đầu tư tương ứng là 1,7 và 10 tỷ USD.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, khâu nhuộm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhưng nếu dự án được đầu tư công nghệ xử lý nước thải tốt thì nên xem xét cấp phép. Các địa phương cần tạo điều kiện ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư dệt nhuộm có công nghệ hiện đại xử lý nước thải.

Bài viết liên quan